PH Trong nuôi ốc bươu đen ( ốc nhồi ) Rất Quan Trọng anh chị nuôi ốc cần phải chú ý đến điều đó
Nuôi ốc nhồi, ốc bươu đen chỉ sợ đổ vỏ, ăn ốc đổ vỏ và sợ nhất không được ăn mà phải đổ vỏ.
Nói vui vậy thôi chứ thật sự trong ngành nuôi ốc ai đã thành công mà không một hai lần đổ vỏ.
Trong nuôi trồng ốc bươu đen, ốc nhồi nguồn nước nuôi là vô cùng quan trọng, một trong những chỉ số mà người ta quan tâm đầu tiên đó là pH Nước nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi.
Giữ được pH ổn định trong quá trình nuôi đó là một thành công rồi.
Vấn đề hôm nay tôi xin chia sẻ với bà con là
PH NƯỚC TRONG AO NUÔI ỐC NHỒI ( ỐC BƯƠU ĐEN )
PH Nước nuôi ốc nhồi Là Gì?
PH nước là chỉ tiêu đo độ hoạt động của ion hydro (H+) trong nước, thể hiện tính axit hay bazo của nước
PH>7: môi trường bazo ( kiềm).
PH<7: môi trường axit.
PH=7: môi trường trung tính.
Ảnh Hưởng Của PH Nước Đến Ao Nuôi ốc bươu đen
Đối với hệ sinh thái nuôi ốc
Khi pH quá cao (tính bazo) thường sẽ làm trong nước trong ao nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi, khó gây màu nước và thuỷ sinh vật đáy phát triển tạo ra biến động pH trong ngày rất lớn.
PH quá thấp ( tính axit) cũng ảnh hưởng tới tảo và vsv trong nước.
Ngoài ra pH thấp trong ao nuôi ốc nhồi còn do nước bị nhiễm phèn, sụp tảo và quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ trong nước.
Tảo quang hợp và phát triển mạnh gây ra dao động pH, điều này cho thấy môi trường bị phú dưỡng và thành phần loài của tảo thay đổi theo chiều hướng không tốt ( ví dụ: ao bị tảo lam thường pH rất cao).
Đối PH nuôi ốc bươu đen, PH nuôi ốc nhồi
Khi pH vượt ngưỡng làm ốc trong ao chậm lớn, suy giảm miễn dịch, stress.
PH cao làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa các thành tế bào, gây rối loạn quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến tiêu hoá.
PH tăng cao sẽ làm thay đổi độc tính của khí độc, nồng độ khí NH3 tăng cao, pH giảm thấp làm bùng phát khí độc H2S trong ao. Khi khí độc thay đổi hoặc PH thì ốc có hiệu tượng chết lai ra hoặc hàng loạt
PH nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi thấp ảnh hưởng tới sự sinh sản, thuỷ sản chậm phát dục, ít đẻ hoặc không đẻ.
Các Nguyên Nhân Làm Tăng hoặc Giảm pH Trong Nước.
Phản ứng nitrat hoá (NH4,NH3) của Vsv dị dưỡng với oxi làm giảm lượng kiềm trong nước, ảnh hưởng đến pH.
Tảo quang hợp trên nguyên tắc lấy Co2 vào ban ngày và nhả trở lại Co2 vào ban đêm làm pH dao động trong ngày lớn.
Nếu mật độ tảo trong ao càng lớn thì biến động pH trong ngày càng lớn.
Đất bị nhiễm phèn làm giảm pH nước trong ao.
Sụp tảo, mưa nhiều, phèn bị rửa trôi từ trên bờ xuống ao làm giảm pH nước.
Các Phương Pháp Khắp Phục pH nuôi ốc nhồi Thấp Và pH Cao
Bà con nên kiểm tra pH thường xuyên trong ngày vào sáng sớm (5-6h) và buổi chiều (2-3h) để biết được mức độ dao động và có biện pháp xử lý thích hợp.
Mức độ giao động tốt nhất không quá 0,5 đơn vị.
pH thích hợp trong ao nuôi là 6-8. nhất là 7,5-8 ( có tính kiềm nhẹ). a. Khi pH thấp.
Dùng vôi nóng (CaO), vôi nông nghiệp (CaCo3) để nâng pH nước trong ao.
Dùng vôi Dolomite để ổn định pH ao nuôi.
Khi pH nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi cao. - Dùng giấm ăn (axit axetic) 5l/ 1000m3 nước. Dùng rỉ mật kết hợp với men vi sinh để giảm pH nước trong ao nuôi.
Thay nước và nâng nồng độ kiềm luôn ở mức > 120mg/lít
Khi đó PH anh chị nên Sử Dụng dung dịch đo PH sẽ tốt nhất, chi phí thấp với đo chính xác, không nên mua máy rẻ Trung quốc thì giá thành cao và nhanh
Kỹ thuật nuôi ốc trên ao đất tự nhiên
7 comments for "PH nuôi ốc bươu đen ( ốc nhồi ) Rất Quan Trọng"